Bỉ phải “xanh hóa” các tòa nhà của mình trước năm 2050. Với tốc độ hiện tại, rất khó thành công. Khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng tới khắp mọi nơi. Lạm phát đã tăng lên 10% trong cả năm 2022. Giá vật liệu xây dựng cũng tăng, với mức tăng đôi khi lên tới gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba đối với một số loại thực phẩm.
Giá khí đốt và điện cũng tăng chóng mặt, "giáng một đòn mạnh mẽ" đến sức mua. Thị trường nhà ở của Bỉ đã bị ảnh hưởng, với hoạt động chậm lại được ghi nhận vào nửa cuối năm 2022.
Thêm vào đó, nhiều dự án bị dừng hoặc bị đình trệ hoàn toàn trong khi Bỉ đang rất thiếu nhà ở mới, đặc biệt trước sự gia tăng dân số hiện nay.
Theo ông Atradius, chuyên gia về thị trường bảo hiểm tín dụng ở Bỉ và Luxembourg, trong một nghiên cứu gần đây, hoạt động xây dựng chung cư ở Bỉ giảm 3,5%. Lĩnh vực này đặc biệt chịu tác động của tỷ lệ lạm phát cao và chi phí tài chính tăng cao.
Để đối phó với chi phí vật liệu tăng cao, ngày càng có nhiều công ty và nhà thầu đưa các điều khoản xem xét lại vào hợp đồng của họ. Điều này có nghĩa là chi phí ban đầu của vật liệu trong hợp đồng có thể được điều chỉnh nếu nó tăng đột biến.
160.000 ngôi nhà được cải tạo mỗi năm
Giống như các quốc gia châu Âu khác, Bỉ đang bắt tay vào một kế hoạch rộng lớn để giảm lượng khí thải nhà kính, trong đó bất động sản nhà ở hiện đang là một lĩnh vực rất kém vì nó chịu trách nhiệm cho 13,8% tổng lượng khí thải này ở Bỉ.
Theo ngân hàng BNP Paribas Fortis, tỷ lệ cải tạo hiện tại phải tăng lên 3% nếu Bỉ muốn đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này có nghĩa là 160.000 ngôi nhà sẽ được cải tạo mỗi năm.
Tổng cộng, gần 300 tỷ euro (khoảng 319 tỷ USD) phải được đầu tư vào việc cải tạo, gần tương đương với những gì người Bỉ có trong tài khoản tiết kiệm của họ. Vẫn theo BNP Paribas Fortis, chỉ 5% nguồn cung bất động sản sẽ đạt tiêu chuẩn vào năm 2050.
Công ty chuyên về cách nhiệt Recticel Insulation vừa công bố phong vũ biểu hàng năm, trong đó lưu ý rằng lượng khí thải CO2 từ các tòa nhà phi dân cư ở Bỉ (trường học, nhà trẻ, cửa hàng, văn phòng, bệnh viện, nhà nghỉ, v.v.) đã tăng 33% từ năm 1990 đến 2019.
Với sự gia tăng như vậy, một châu Âu trung hòa về khí hậu vào năm 2050 dường như khó đạt được. So với năm 1990, lượng khí thải nhà kính phải giảm 55% vào năm 2030.
Recticel xác định thêm Bỉ chi khoảng 3 tỷ euro mỗi năm cho việc sưởi ấm cho các tòa nhà phi dân cư. Kể từ năm nay, vùng Flanders, đã buộc chủ sở hữu phải cải tạo tài sản sử dụng nhiều năng lượng của họ. Nhiều kỹ thuật sẵn có để "làm xanh" ngôi nhà. Các tấm pin mặt trời, xây dựng bằng gỗ, năng lượng gió hoặc năng lượng địa nhiệt, cần phải sử dụng càng sớm càng tốt.
Các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và phân loại của Liên minh châu Âu (EU) là những khái niệm khá trừu tượng khi chúng lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu chính thức của EU nhưng đang sớm trở thành hiện thực. "Cuộc chiến" với khí thải CO2 đang rộng mở hơn bao giờ hết.
Link gốc
Theo https://bnews.vn/
Share